Lưu ý quan trọng khi chọn máy đo phản xạ miền thời gian quang OTDR

Lưu ý quan trọng khi chọn máy đo OTDR

Máy đo OTDR (hay còn được gọi là máy đo phản xạ miền thời gian quang) được sử dụng để xác định điểm đứt, mức suy hao và chiều dài cáp quang. Nó thực hiện điều này bằng cách gửi một xung ánh sáng xuống sợi quang để xác định loại suy hao mà cáp gặp phải. OTDR cho thấy chất lượng của sợi quang bằng cách hiển thị các vấn đề như suy hao mối nối, mối hàn, điểm uốn cong, điểm đứt,….

Lưu ý quan trọng khi chọn máy đo OTDR
Lưu ý quan trọng khi chọn máy đo OTDR

Trên thị trường có rất nhiều loại máy đo cáp quang OTDR cầm tay và để bàn, với nhiều thông số và thương hiệu khác nhau, vậy yếu tố nào mà bạn cần chú ý cân nhắc trước khi mua OTDR?

Môi trường sử dụng

Khi lựa chọn một thiết bị đo OTDR trên hiện trường, OTDR cầm tay với kích thước, trọng lượng nhẹ và tích hợp PIN dung lượng cao sẽ phù hợp để sử dụng kiểm tra bảo trì các hệ thống truyền thông cáp quang.

Không giống như các loại máy đo OTDR cho phòng thí nghiệm có thể sử dụng trực tiếp nguồn điện xoay chiều AC. Máy đo OTDR cầm tay tại hiện trường thường cấp kèm bộ chuyển AC/DC, vừa có thể xạc PIN, vừa có thể sử dụng được nguồn điện xoay chiều.

Các yếu tố kỹ thuật khi chọn máy đo OTDR

OTDR là một thiết bị đắt tiền và chỉ có những mục đích sử dụng cụ thể. Bên cạnh việc lựa chọn bước sóng cần đo chính (Multimode 850nm/1300nm hoặc Singlemode 1310nm/ 1490nm/ 1550nm/ 1625nm), bạn cần lưu ý một số thông số quan trọng trước khi quyết định mua để sử dụng.

Dải động (Dynamic Range)

Chỉ số dải động (Dynamic Range) xác định giá trị mất mát quang học tối đa mà máy đo phản xạ miền thời gian quang học OTDR có thể phân tích; nghĩa là, nó xác định chiều dài sợi quang tối đa mà OTDR có thể đo được. Phạm vi dải động càng lớn, khoảng cách mà OTDR có thể phân tích càng xa. Phạm vi động là một chỉ số phải được xem xét rất cẩn thận, chủ yếu vì hai lý do:

  • Các nhà sản xuất OTDR có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để xác định phạm vi động (như độ rộng xung, tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu, thời gian đo trung bình, v.v. được xác định DR. Do đó, cần phải hiểu sâu sắc về chỉ số này để tránh sai sót khi so sánh các thiết bị khác nhau từ các thương hiệu khác nhau.
  • Nếu dải động của OTDR không đủ lớn, chiều dài của toàn bộ liên kết không thể được kiểm tra và trong nhiều trường hợp, nó sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của thử nghiệm về toàn bộ suy hao liên kết, suy hao và đầu nối từ xa. Một nguyên tắc chung là chọn giá trị dải động thực tế của OTDR nên cao hơn từ 5 đến 8 dB so với mức đo kiểm tra suy hao tối đa của tuyến cáp quang.

Vùng chết (vùng chết suy hao và vùng chết sự kiện)

Khi đánh giá hiệu suất của OTDR, vùng chết (dead zone) là một chỉ số rất quan trọng quyết định liệu có thể thực hiện kiểm tra chính xác trên toàn bộ liên kết hay không. Nhìn chung có hai loại vùng chết:

  • Vùng chết suy hao (Attenuation Deadzone): chỉ số này đề cập đến khoảng cách sau một sự kiện phản xạ, sau đó OTDR có thể kiểm tra chính xác sự mất mát của một sự kiện phản xạ khác hoặc sự kiện không phản xạ. Vùng chết ngắn OTDR có thể kiểm tra một sợi quang khoảng cách ngắn hoặc có thể tìm thấy sự cố của một đường nhảy quang ngắn, vùng chết càng ngắn thì hiệu quả càng tốt. Trong các tiêu chuẩn công nghiệp, chỉ số này thường nằm trong khoảng từ 3 mét đến 10 mét.
  • Vùng chết sự kiện (Event Dead Zone): chỉ số này đề cập đến khoảng cách tối thiểu giữa hai sự kiện phản xạ mà OTDR có thể phân biệt. Nghĩa là khả năng phân biệt hai sự kiện. Nếu một sự kiện phản xạ nằm trong vùng chết của sự kiện trước đó, sự kiện đó không thể được phát hiện hoặc kiểm tra đúng cách. Giá trị tiêu chuẩn của ngành là 1 mét đến 5 mét.

Độ tuyến tính

Độ tuyến tính đề cập đến khả năng loại bỏ nhiễu của OTDR. Độ tuyến tính của thiết bị rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến độ chính xác của thử nghiệm mất mát của sợi, chẳng hạn như thử nghiệm chính xác về độ mất mát do mối nối hoặc sợi macrobend gây ra. Trong các tiêu chuẩn công nghiệp, chỉ số độ tuyến tính nằm trong khoảng từ 0,03dB/dB đến 0,05dB/dB.

Độ phân giải lấy mẫu

Độ phân giải lấy mẫu đề cập đến khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm lấy mẫu liền kề. Tham số này cũng là một tham số quan trọng, có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của khoảng cách thử nghiệm và khả năng của máy đo phản xạ miền thời gian quang OTDR trong việc xác định điểm lỗi. Tham số này liên quan đến độ rộng xung và khoảng cách.