Dịch vụ bảo trì và tối ưu hiệu suất mạng LAN cáp quang và Wi-FI

Bảo trì và tối ưu hiệu suất hệ thống mạng LAN là những nhiệm vụ mà quản trị viên thực hiện thường xuyên, định kỳ để tránh sự cố đường truyền vật lý cáp quang/cáp đồng và mạng Wi-Fi làm ảnh hưởng tới trải nghiệm sử dụng và gián đoạn dịch vụ. Hơn nữa, nó cũng giúp quản trị mạng nắm rõ được tình trạng của mạng để có phương án chia tải, nâng cấp và tối ưu hiệu suất, băng thông. Lỗi đường truyền vật lý có thể là:

  • Các điểm mối nối tiếp xúc giữa các đầu nối RJ45, đầu nối quang (fiber connector) tiếp xúc kém, bị bụi bẩn do không được vệ sinh thường xuyên và đúng cách, gây suy hao đột biến.
  • Khảo sát thiết kế mạng LAN có thiếu sót, topology mạng chưa tối ưu, chẳng hạn như tính toán thiếu băng thông, các cổng kết nối có tốc độ mạng không đồng bộ 100Mbps/Gigabit, 2.5GbE, 10GbE.
  • Lỗi xảy ra trong quá trình thi công làm cho cáp mạng, cáp quang bị uốn cong, gấp khúc, bị ngấm ẩm, bị co kéo giãn do kéo cáp trong quá trình lắp đặt gây suy hao lớn.
  • Suy hao cáp quang do các mối hàn không đảm bảo, hoặc do khi thi công cáp quang bị uốn cong quá mức.
  • Mất kết nối do đứt cáp quang, cáp mạng, hỏng đầu mối nối do tác động vật lý.
  • Lắp đặt sai chuẩn cáp mạng, bấm đầu nối không đúng kỹ thuật hoặc bố trí vị trí lắp đặt thiết bị mạng chưa đồng bộ.
  • Thiết bị quang (Switch, Media Converer, SFP) hoặc vật tư thi công cáp quang bị lỗi gây suy giảm hiệu suất.
  • Vùng phủ Wi-Fi chưa tối ưu, đường truyền Ethernet kết nối tới Wi-Fi AP bị lỗi hoặc không đủ tốc độ theo thiết kế.
  • Việc cấu hình, phân chia tải và bố trí lắp đặt thiết bị chưa tối ưu về tốc độ, khoảng cách.
  • Mở rộng mạng LAN cáp quang không đúng kỹ thuật, gây mất cân bằng tải.

Mặc dù có một số nhiệm vụ bảo trì và tối ưu băng thông, kỹ thuật viên của doanh nghiệp có thể tự thực hiện để giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động của mạng, nhưng bạn có thể thấy rằng mình cần kết hợp với dịch vụ kỹ thuật đo kiểm, hàn nối cáp quang thuê ngoài để giữ cho mạng hoạt động suôn sẻ hàng ngày.

Điều này đảm bảo rằng bạn sẽ không thường xuyên đối diện với tình huống người dùng cuối cùng phàn nàn là mạng đang chạy chậm, cùng với đó sự cố mất đường truyền có dây và không dây Wi-Fi, gây nguy cơ làm hỏng cả phần mềm và phần cứng theo thời gian.

Quy trình thực hiện dịch vụ bảo trì và tối ưu tốc độ mạng LAN cáp quang

  • Trao đổi với chủ đầu tư để nắm bắt yêu cầu.
  • Khảo sát mạng cáp quang, cáp đồng, mạng Wi-Fi và danh sách thiết bị mạng đang sử dụng.
  • Lên danh sách công việc sẽ thực hiện và báo giá.
  • Ký hợp đồng và thực hiện tối ưu hệ thống mạng LAN.
  • Đo kiểm tra (1) cáp quang (2) cáp đồng để xác định tình trạng đường truyền vật lý.
  • Đo kiểm tra (3) đường truyền mạng Ethernet các thiết bị mạng liên quan tới đường truyền.
  • Đo kiểm tra (4) Vùng phủ sóng và nhiễu sóng mạng Wi-Fi
  • Báo cáo tình trạng của hệ thống và đề xuất phương án khắc phục, thay thế tối ưu.
  • Các dụng cụ đo kiểm và hàn nối cho nhiệm vụ tối ưu mạng LAN: thiết bị đo OTDR cáp quangmáy hàn cáp quang, máy đo cáp đồng, máy đo IP Ethernet, máy đo Wi-Fi.
  • Báo cáo, so sánh kết quả đo kiểm sau khi hoàn thành tối ưu.
  • Chạy thử và nghiệm thu bàn giao hệ thống.

Bảo trì và tối ưu hiệu suất mạng LAN cáp quang là gì?

Đo điểm lỗi, điểm đứt, chiều dài cáp quang
Đo điểm lỗi, điểm đứt, chiều dài cáp quang

Bảo trì, vận hành hệ thống mạng LAN/WAN cấu thành tất cả các nhiệm vụ bao gồm: (1) Đo kiểm tra đường truyền vật lý cáp quang, cáp đồng và (2) đo kiểm tra băng thông mạng LAN có dây(3) đo kiểm tra mạng không dây Wi-Fi của doanh nghiệp để giảm thiểu xảy ra sự cố, đồng thời tối ưu hóa băng thông, tăng trải nghiệm sử dụng.

Hệ thống mạng LAN cáp quang liên quan đến toàn bộ danh mục tài sản công nghệ thông tin (CNTT) vật lý, như hạ tầng truyền dẫn cáp đồng, cáp quang, Wi-Fi, phần cứng thiết bị mạng, phần mềm, hệ thống tổng đài điện thoại, hệ thống Camera IP, trung tâm dữ liệu (Datacenter), cũng như quyền truy cập vào mạng và dữ liệu.

Công việc bảo trì và tối ưu hóa mạng LAN cáp quang có thể bao gồm các phần việc:

  • Giám sát, kiểm tra tình trạng hoạt động và hiệu suất của mạng thường xuyên, định kỳ.
  • Báo cáo hiện trạng của mạng: tình trạng đường truyền vật lý, băng thông mạng cáp quang/cáp đồng và Wi-Fi.
  • Các đề xuất thay thế thiết bị, vật tư, phụ kiện kém chất lượng, bị lỗi hoặc cần nâng cấp.
  • Báo cáo khắc phục sự cố về lỗi đường truyền, thiết bị, phần mềm.
  • Cài đặt, thay thế hoặc nâng cấp cả đường truyền vật lý, phần cứng và phần mềm.
  • Lập kế hoạch nâng cấp, mở rộng hoặc cải tiến, điều chỉnh và tối ưu hóa hệ thống mạng.
  • Lập báo cáo và cập nhật liên tục tài liệu hồ sơ về mạng.

Những công việc cần thực hiện khi bảo trì và tối ưu hiệu suất hệ thống mạng LAN

Đo kiểm tra Network Ethernet Switch
Đo kiểm tra mạng Network Ethernet

Nhiều nhà khai thác mạng kinh doanh và doanh nghiệp SMEs có hiểu biết cơ bản về bảo trì mạng là gì, nhưng có thể vẫn có một số nhầm lẫn liên quan đến nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện. Dưới đây là các nhiệm vụ chính phổ biến nhất liên quan đến việc giữ cho mạng LAN luôn hoạt động tốt, duy trì và cập nhật tốc độ trong điều kiện bình thường. Điều này cũng áp dụng khi mở rộng mạng LAN giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn nhiều trong việc phát triển kinh doanh trong môi trường cạnh tranh.

Các nhiệm vụ này có thể thực hiện đo kiểm tra định kỳ bởi nhân viên CNTT nội bộ hoặc dịch vụ kỹ thuật thuê ngoài.

  • Duy trì việc kiểm tra, giám sát tình trạng đường truyền vật lý: Nếu có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo hoặc lỗi bị bỏ qua quá lâu về lỗi đường truyền vật lý, như: suy hao đột biến của cáp đồng, cáp quang, nhiễu kênh Wi-Fi, vùng phủ sóng Wi-Fi kém,.v.v. Bạn có thể gặp phải các sự cố gây gián đoạn ảnh hưởng tới công việc kinh doanh và mất nhiều thời gian, chi phí tốn kém để sửa chữa.
  • Phân tích nguy cơ tiềm năng hiệu suất mạng: Nếu hiệu suất mạng kém và xảy ra nghẽn mạng thường xuyên do cấu hình hệ thống không đồng bộ, phân tải không đúng, lỗi thiết bị và phần mềm,.v.v. Điều này gây khó khăn trong trải nghiệm sử dụng, chia sẻ dữ liệu và tài nguyên, truy cập hệ thống.
  • Đề xuất và cài đặt nâng cấp phân cứng, phần mềm: Đề xuất và thực hiện công việc cài đặt, thay thế và nâng cấp thiết bị, hạ tầng dây, phụ kiện và phần mềm chuyên dùng là một phần quan trọng của công việc vận hành, bảo trì mạng vì nó đảm bảo rằng mạng CNTT luôn được cập nhật công nghệ mới nhất, an toàn thông tin. Nâng cấp phần cứng, phần mềm có thể bao gồm tối ưu cho hệ thống, từ việc thay thế phần cứng cũ hơn hoặc bị lỗi, cho đến nâng cấp giao diện mạng, khả năng xử lý, phân tải, từ đó nâng cấp tổng thể băng thông của mạng.
  • Lập kế hoạch để tối ưu hóa hệ thống: Doanh nghiệp luôn hướng về phía trước và luôn có kế hoạch mở rộng về kinh doanh, dịch vụ, nhân sự. Một kế hoạch về việc tối ưu mạng về hiệu suất, băng thông, bổ sung thêm thiết bị, phần mềm chủ động luôn tốt giúp cho việc bổ sung này mà không gặp bất kỳ khó khăn nào và dễ dàng điều hướng tuyến truyền dẫn, tránh ngắt quãng dịch vụ.
  • Sẵn có chuyên gia kinh nghiệm và đầy đủ công cụ dụng cụ: Một phần thiết yếu trong việc duy trì mạng là đảm bảo luôn có kỹ sư CNTT đầy đủ kỹ năng và các công cụ cần thiết, đạt tiêu chuẩn để đảm bảo cho việc bảo trì, tối ưu hóa hệ thống mạng được thường xuyên, liên tục. Điều này không những giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro gặp phải sự cố bị hỏng mạng, mà còn rất quan trọng để bảo vệ thông tin quan trọng trong công ty.
  • Lập các báo cáo và phân tích hệ thống mạng định kỳ: lập và duy trì báo cáo định kỳ về tình trạng, các thay đổi về đường truyền, hiệu suất, băng thông, thiết bị, phần mềm. Từ đó dễ dàng phát hiện và xử lý các lỗi trên toàn bộ hệ thống CNTT.

Lập hồ sơ báo cáo, cập nhật các thay đổi thường xuyên về hệ thống mạng LAN và Wi-Fi

Mặc dù hầu hết các kỹ sư mạng coi việc lập hồ sơ và cập nhật thông tin về hệ thống mạng LAN/WAN là một nhiệm vụ không quan trọng. Tuy nhiên tài liệu này vô cùng thiết yếu trong việc bảo trì mạng cũng như khắc phục sự cố và tối ưu mạng lưới. Mỗi tổ chức và doanh nghiệp khác nhau có các tiêu chuẩn khác nhau về mức độ chấp nhận được của tài liệu, tuy nhiên có một số nguyên tắc hoặc đề xuất căn bản bạn nên tham khảo khi lập hồ sơ về mạng:

  • Sơ đồ cấu trúc liên kết vật lý của mạng.
  • Sơ đồ cấu trúc liên kết logic của mạng.
  • Thông tin về kết nối giữa các thiết bị cho kết nối mạng LAN và WAN.
  • Thông tin cấu hình các thiết bị, phần mềm.
  • Địa chỉ IP và thông tin VLAN.
  • Thông tin kiểm kê của tất cả các thành phần mạng: thiết bị, module, vật tư phụ kiện.
  • Các cập nhật, sửa đổi chi tiết về các thay đổi đối với cấu trúc liên kết, cấu hình, thiết bị, phụ kiện.
  • Bất kỳ tài liệu và ghi chú thiết kế ban đầu hoặc bổ sung nào về tóm tắt các chỉ tiêu, tình trạng mạng, tốc độ, băng thông, độ trễ, cấu trúc và loại cáp mạng, cáp quang, Wi-Fi, phụ kiện mạng.

Mặc dù không có tiêu chuẩn chung nào xác định thông tin nào nên và không nên đưa vào hồ sơ mạng để lưu trữ, nhưng hầu hết các tổ chức và doanh nghiệp đều có tiêu chuẩn riêng về những gì nên đưa vào tài liệu. Sau khi hoàn thành từng dự án mạng, hồ sơ tài liệu về hệ thống mạng LAN/WAN hiện có phải được cập nhật để phản ánh những thay đổi đã được thực hiện đối với mạng.

Điều quan trọng là phải tuân thủ các tiêu chuẩn và nguyên tắc nhất quán khi tạo hồ sơ, sau đó phải đảm bảo rằng nó luôn được duy trì và cập nhật. Sơ đồ mạng từ nhiều năm trước sau mỗi lần thay đổi, nâng cấp đều có thể chứa thông tin sai lệch, không chính xác với mạng hiện tại. Do đó có thể làm cho việc khắc phục sự cố và việc mở rộng mạng trở nên trở nên khó khăn hơn, mất thời gian, tốn kém hơn. Tài liệu mạng nên được cập nhật liên tục, thường xuyên khi xử lý các sự cố, sự thay đổi về cấu hình, băng thông, đỗ trễ, phần nâng cấp và các ghi chú quan trọng khác nếu có.

Nên tự bảo trì mạng LAN cáp quang hay sử dụng dịch vụ thuê ngoài?

Các mạng được bảo trì tốt gặp ít sự cố hơn và dễ khắc phục sự cố hơn nhiều so với các mạng không được chú ý. Thông thường, nhiệm vụ này được phụ trách bởi:

  • Quản trị mạng CNTT nội bộ của doanh nghiệp: quản lý, giám sát các thiết bị, phần mềm mạng, cài đặt, nâng cấp mở rộng, kiểm soát người dùng, an toàn thông tin. Quản trị viên CNTT này cũng duy trì việc kiểm tra thường xuyên các vấn đề về hiệu suất, giám sát lưu lượng, băng thông, tình trạng phần cứng, , v.v. trong khả năng của mình với sự hỗ trợ thêm từ các nhà cung cấp hoặc sản xuất.
  • Dịch vụ kỹ thuật thuê ngoài: Các gói bảo trì của bên thứ ba cung cấp là giải pháp thay thế thuê ngoài để hỗ trợ 1 phần việc của quản trị mạng nội bộ doanh nghiệp hoặc phụ trách toàn bộ hệ thống CNTT. Điều này nâng cao tính chuyên nghiệp khi công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật này có đầy đủ chuyên gia có kinh nghiệm và công cụ chuyên dụng cho công việc. Đây cũng là phương án tối ưu giúp doanh nghiệp giảm bớt một số lo ngại xung quanh việc tự mình quản lý toàn bộ cơ sở hạ tầng CNTT trong khi xử lý các thay đổi, xử lý sự cố. Hơn nữa, nó cũng giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận hành khi phải duy trì lực lượng chuyên gia CNTT lớn cùng các thiết bị chuyên dùng đắt tiền, cần bảo trì và không gian lưu trữ chuyên nghiệp.

Có những lợi ích khác nhau giữa việc bảo trì hệ thống CNTT được quản lý nội bộ và thuê ngoài. Điều này phụ thuộc vào Quy mô mạng của tổ chức – doanh nghiệp, khả năng của nhân viên CNTT nội bộ, công cụ dụng cụ chuyên dùng có sẵn và ngân sách vận hành.

Các điều kiện này sẽ là những cân nhắc chính trong việc xác định xem phương pháp tự bảo trì, tối ưu hóa mạng LAN bằng nguồn lực nội bộ hay thuê ngoài, hay kết hợp cả 2 để có kết quả phù hợp nhất với cơ sở hạ tầng CNTT.

Doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc thêm tùy chọn đo kiểm tra, hàn nối cáp quang để bắt đầu khảo sát, đánh giá lại hiện trạng đường truyền cáp quang/cáp đồng vật lý hiện có. Từ đó có đủ thông tin để lập hồ sơ, sau đó thực hiện bảo trì, tối ưu hóa băng thông, hiệu suất toàn diện cho hệ thống mạng LAN/WAN tiện lợi và tiết kiệm chi phí về nhân sự và mua sắm thiết bị.